VIDEO TRÌNH DIỄN

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Yếu tố nền tảng của mọi sự phát triển bền vững là phải có sức mạnh và tình thương yêu. Sức mạnh lớn nhất mà nhân loại hiện có chính là giáo dục và văn hóa. Cảm hóa con người, đưa con người lên một tầm mức mới về thang bậc giá trị là do công lao hoạt động giáo dục và văn hóa. Có giáo dục là tất cả. Được giáo dục đầy đủ thì các phương tiện khác của cuộc sống đều được đáp ứng. Vì vậy vấn đề giáo dục là rất quan trọng.
Là một người làm công tác giáo dục Phật Giáo, Tôi rất quan tâm đến giáo dục Phật Giáo. Gần hơn về giáo dục Phật Giáo nhân loaị thế giới nói chung và dân tộc Khmer nói riêng đã tạo nên những anh hùng của dân tộc và của Phật Giáo; Nhờ giáo dục Phật Giáo, Chúng ta đã tạo nên những thành tựu to lớn trải đều tất cả các mặt. Trong bước đường phát triển của lịch sự dân tộc. Phật Giáo đã có nhiều công lao to lớn thể hiện qua những đống góp của các vị nhân Phật Giáo, họ đều là những bậc danh tăng đã có nhiều cống hiện và thành công vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục.
Nhiều học giả cho rằng cần thiết phải xã hội hóa giáo dục Phật Giáo nhằm vận dụng những giá trị dích thực của Phật Giáo cho một xã hội an bình, công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng một con người vì cộng đồng hơn là vì chính bản thân và cái tôi ích kỷ của mình, là một mối nguy hại của xã hội.

Bước Lê Thê Nẻo Luân Hồi


Đói tiền, đói sắc, đói tình
Đói danh, đói lợi… biết mình là ai
Đói -sao cứ mãi đói hoài?
Càng ăn, càng đói, càng dài si mê!
Đói từ tiền kiếp xa xưa
Vô minh, hành, thức…thuở chưa chào đời.
Đó đây trăm tiếng gọi mời
Bước lê thê nẻo luân hồi tử sinh.
Mắt nhiễm sắc, muôn hình vạn trạng
Mũi ngửi rồi lòng tưởng xa xôi
Lưỡi kia nếm vị ngọt bùi
Tai nghe êm ái tiếng đời xôn xao
Thân xúc chạm, đảo chao ngàn hướng
Ý lăng xăng như vượn chuyền cành
Nếu phăng ra đến ngọn ngành
Tử sinh, sinh tử cũng thành trò chơi.
Tâm kia đã rõ cảnh đời
Đó đây giả dối nực cười lắm thay!
Thực hư nào khác đêm ngày
Bao nhiêu cơn đói bấy rầy chợt tan.

Bảy hạng người vợ

1_Người vợ như là phủ thủ.
2_Người vợ như kẻ trộm.
3_Người vợ như chủ nhân ác ôn.
4_Người vợ như mẹ.
5_Người vợ như em gái.
6_Người vợ như bạn.
7_Người vợ như tôi đòi.
Chú giải:
1_Người vợ như phủ thủ: Đao phủ thủ là giết tội nhân. Người vợ thuộc về hạng này là người đàn bà nhiều sân hận, mặc dù chồng có lo lắng nhường nhịn đến đâu, cũng không hề biết thương hại chồng, làm sao miễn cho vừa lòng mình thôi. Người vợ này thường mắn nhiếc chửi bới chồng lắm, khi đánh đập chồng là khác.
Đồng thời cũng có hạng chồng như đao phủ thủ vậy.
2_Người vợ như kẻ trộm: Người vợ này không trung thành với chồng thường lo việc sang đoạt, lường gạt, cướp bóc của chồng, đem tiền mua vui riêng, như cờ bạc chẳng hạn, theo ý thích của mình.
Đồng thời cũng có hạng chồng như kẻ cướp.
Thật ra, sự trộm cấp giữa chồng và vợ khó mà bắt cho được, nên đây là hạng trộm cắp đáng ghê sợ nhất trong gia đình.
3_Người vợ như chủ nhân ác ôn: Hạng người vợ này bao giờ cũng dành quyền hành và giữ tiền bạc trong gia đình. Chồng chỉ là một hư vị thôi, như tôi tớ trong nhà. Hạng vợ này chỉ biết làm hại cho gia đình mà thôi, chớ không làm gì hơn.
Đồng thời cũng có ông chồng như ông chủ ác ôn vậy.
4_Người vợ như mẹ: Không ai thương con và lo cho con bằng mẹ. Bà mẹ đối với con có tứ vô lượng tâm, như vị Phạm Thiên. Người vợ thương chồng, lo cho chồng không hề cực nhọc tấm thân, miễn là chồng vui là đủ rồi. Người vợ có tâm như thế gọi là người vợ thương chồng như mẹ thương con. Thật là hiền thê nội trợ. Quả báo này không nhỏ, chết rồi được sanh vào cõi trời.
Đồng thời cũng có người chồng thương vợ, lo cho vợ, như ngươi cha lo cho con vậy.
Gia đình nào được cảnh này chắc chắn gia đình ấy đầy hạnh phúc và vợ chồng không hề xa nhau vì một lễ gì. Đây là Pháp rất cao quí, vậy chúng ta nên hành theo pháp này.
5_Người vợ như em gái: Hạng vợ này kính mến chồng như anh trai, vì người em gái thường lo cho anh thật chu đáo.
Đồng thời cũng có người chồng lo cho vợ như ngườ anh lo cho em gái mình vậy.
6_Người vợ như bạn: Người vợ lo chăm nom săn sóc chồng như người bạn lành săn sóc cho bạn mình, xem chồng như là mình vậy.
Đồng thời cũng có người chồng lo cho vợ như lo cho bản thân mình.
7_Người vợ như kẻ tôi đòi: Người vợ nhịn ăn mặc, hy sinh mọi điều cho chồng và lo phụng sự chồng như là người làm công lo cho ông chủ, không bao giờ để sơ thất, mọi việc gì mà chồng đã giao cho. Phạn ngữ dùng " tôi dòi" để chỉ hạng vợ hết lòng chăm nom mọi việc cho nhà chồng. ta nên hiểu đó là người quản gia trung tín nhất.
Đồng thời cũng có người chồng lo cho vợ như người quản gia lo cho chủ vậy.









10 điều quí báu nhất

1_Một kiếp người tự do và thông minh còn quí hơn vô lượng kiếp phi nhân của một trong 6 trạng thái tồn tại.
2_Một hiền triết còn quí hơn vô số người vô đạo và gắn bó với thế gian.
3_Một chân lý bí truyền còn quí hơn vô số giáo lý phổ truyền.
4_Một thoáng nhìn thấy minh triết thiêng liêng sinh ra trong một thiền định còn quí hơn bất kỳ vốn tri thức nào thu nhận được đơn giản bằng cách nghe hay suy nghĩ về chĩ tôn giáo.
5_Một phần nhỏ nhất của công đức hồi hướng vì lợi ích của kẻ khác còn quí hơn bất kỳ một số công đức nào hồi hứơng cho lợi ích cá nhân.
6_Thực hiện trạng thái thiền định dù trong chốt lát, trong đó tất cả quá trình tư duy đều ngừng lại còn quí hơn trải qua trạng thái thiền định liên tục trong đó các quá trình tư duy vẫn còn hoạt động.
7_Cảm nhận dù trong giây lát niềm vui của niết bàn còn quí hơn vô số hành động vụ lợi của cảm giác.
8_Một hành động từ thiện nhỏ nhất nhưng không ích kỷ còn qú hơn vô số hành động vụ lợi.
9_Việc từ bỏ mọi vật của thế gian ( nhà cửa, gia đình, bạn bè, tài sản, danh tiếng, tuổi thọ và thẩm trí kể cả sức khỏe), còn quí hơn sự cúng dường vô số tài sản lớn lao của thế gian cho bố thí.
10_Một đời đi tìm sự giài thoát còn quí hơn vô số kiếp theo đuổi sự phù phiếm.

take me to you heart

10 SỰ GIỐNG NHAU CÓ THỂ ĐÁNH LỪA

1_Sự ham muốn có thể bị nhận lầm là sự tin cậy, là đức tin.
2_Sự gắn bó có thể bị nhận lầm là lòng tốt và lòng bác ái.
3_Sự ngừng quá trình tư duy có thể bị nhận lầm là sự thanh tịnh của tâm vô lượng là cứu cánh đích thực.
4_Những cảm nhận của giác quan ( hay hiện tượng) có thể bị nhận lầm là hình của thực tại.
5_Sự nhìn thấy thực tại một cách đơn giản có thể nhận lầm là sự quán tưởng hoàn toàn.
6_Những kẻ truyền giảng đạo ở bên ngoài mà không thực hành có thể bị nhận lầm là những tín đồ chân chính.
7_Những kẻ nô lệ cho những đam mê của họ có thể được nhận lầm là những bậc thầy thiền định, là những người đã tự mình giải thoát khỏi bất kỳ một luật lệ qui ước nào.
8_Những hành động vì lợi ích cá nhân có thể bị nhận lầm là những hành động vị tha.
9_Những phương pháp giả dối có thể bị nhận lầm là sự thận trọng.
10_Những kẻ lừa đảo có thể bị nhận lầm là những nhà hiền triết.

10 SAI LẦM

1_Tín ngưỡng suy yếu cộng với sức mạnh trí tuệ có thể dẫn đến sai lầm trong những lời nói vô ích ( tán phù phiếm).
2_Sức mạnh của những tín ngưỡng cộng với trí tuệ yếu kém có thể dẫn đến sai lầm của giáo điều hẹp hòi.
3_Một sự tích cực quá mức trong huấn luyện tôn giáo toàn diện có thể dẫn đến sai lầm của những thái cực lệch lạc ( hay theo những con đường dẫn đến sai lầm).
4_Thiền định mà không có sự chuẩn bị đầy đủ về nghe và nghiên cứu giáo lý có thể dẫn đến sai lầm là bị lạc trong bóng tối của vô thức.
5_Nếu không có hiểu biết thực tiễn đầy đủ của giáo lý ta có thề rơi vào sự sai lầm của sự tự mãn tôn giáo.
6_Trong khi tâm chưa được rèn luyện về tính vô tư và lòng từ bi vô lượng, ta có thể rơi vào sai lầm là đi tìm sự giải thoát cho cá nhân mình.
7_Khi tâm trí chưa đi vào kỷ luật của sự nhận thức về bản chất phi vật chất của chinh mình, ta có thể rơi vào sai lầm là hướng tất cả hoạt động của mình theo con đường phù phiếm.
8_trong khi mọi tham vọng chưa bị diệt tận gốc, ta có thể rơi vào sai lầm là để cho chính mình bị chế ngự bởi các mục đích phù phiếm.
9_Khi để cho những tín đồ thông tục tụ tập trung xung quanh con và khen ngợi con, có thể làm cho con bị rơi vào sai lầm của kiêu mạn và tự hào thô tục.
10_Khi khoác lác, về sự hiểu biết và những quyền năng huyền bí của mình, ta có thể rơi vào sai lầm là phô trương một cách tự cao sự khéo léo của mình trong những nghi lễ.

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIẢI THOÁT CHO TẤT CẢ CÁC LOÀI HỮU TÌNH

Đạo phật không công nhận có một cõi trời vĩnh viễn dành cho n hững người xứng đáng được ở, và cũng không có cảnh địa ngục để vĩnh viễn nhốt những người phạm tội lỗi, chừng nào còn một chúng sinh, dù là hạ cấp hay còn bị chìm đắm trong đau khổ, phiền não hay vô minh là còn nghe thấy một tiếng đàn lạc, tiếng đàn ấy có thể làm hại đến những người khác, vì tất cả những người ấy họp thành một phần tử của đại toàn và chừng nào tất cả mọi người chưa đựa giải thoát thì chưa ai hưởng được chân phúc cả.
Lòng tin một cá nhân nằm trong cái đại toàn hưởng được sự sung sướng lâu dài, trong lúc đó có một phần tử khác đang rên xiết trong cảnh đau khổ không thể tưởng tượng, đối với người tu Đạo Phật không thể chấp nhận được, vì phật tử ấy hiểu rằng cảnh địa ngục ở thế gian này mà chỉ có nghiệp quả mà thôi, vì thế mà cuộc sống có giới hạn. Đạo Phật khác với đức tin của những người theo Đạo Hồi dạy rằng tất cả những loài hữu tình sống ở địa ngục hay thiên đường, điều cuối cùng đạt tới cảnh giải thoát tinh thần để được sống vào cảnh Niết Bàn vì Niết Bàn đứng ơ ngoài tất cả các cuộc sống hạn hẹp lệ thuộc vào luân hồi.

10 điều tốt nhất

1_Đối với một trí thông minh kém nhất thì điều tốt nhất là tin tưởng vào luật nhân quả.
2_Đối với một trí thông minh trung bình thì điều tốt nhất là nhận biết bên trong cung như bên ngoài trí tuệ, quy luật của cặp đối kháng.
3_Đối với trí thông minh bậc cao thì điều tốt nhất là có được sự hiểu biết đầy đủ về tính không chia chẻ của người hiểu biết, vật được biết và hành động biết.
4_Đối với một trí thông minh kém nhất thì thiền định tốt nhất là hoàn toàn tập trung trí tuệ vào một vật duy nhất.
5_Đối với một trí thông minh bình thường thì thiền định tốt nhất là tập trung tư tưởng liên tục vào hai khái niệm nhị nguyên ( hiện tượng à bản thể, ý thức và tâm).
6_Đối với một trí thông minh bậc cao thì thiền định tốt nhất là trạng thái vắng lặng, tâm rỗng không đối với mọi quá trình tư duy, biết rằng khi thiền định và hành động thiền định là cái một không thể chia cắt được.
7_Đối với một trí thông minh thấp kém thì cách thực hành tốt nhất về đạo và sống hoàn toàn phù hợp với luật nhân quả.
8_Đối với một trí thông minh bình thường thì sự thực hành tốt nhất về đạo và xem mọi vật khách quan như những hình ảnh thấy trong giấc mơ hay do phép phù thủy tạo ra.
9_Đối với một trí thông minh bậc cao thì sự thực hành tốt nhất về đạo và bỏ ham muốn hay hoạt động phù phiếm và thờ ơ với các kết quả của hành động ( coi mọi vật trong luân hồi như không tồn tại).
10_Đối với những người thuộc 3 bậc trí thông minh thì dấu hiệu tốt nhất về tiến bộ tâm linh và sự giảm dần những đam mê tối tăm và lòng ích kỷ.

Mười điều cần thiết

1_Đã đánh giá được những năng lực của bản thân, cần phải có một đường lối hành động chắc chắn.
2_Muốn làm tốt những lời chỉ dẫn của một vị huấn luyện tôn giáo thì cần phải có lòng tin và sự tinh tấn.
3_Để tránh sai lầm khi chọn một vị minh sư, điều cần thiết là người để tự phải tự hiểu những khuyết điểm và ưu điểm của mình.
4_Một trí tuệ sắc bén và lòng tin không lay chuyển là những điều cần thiết để hòa nhịp với tâm người chỉ đạo tâm linh.
5_Một sự chú ý liên tục và sự nhảy bén của trí tuệ cùng với đức tin nhẫn nhục là cần thiết để bảo vệ thân xác, lời nói và tâm trí khỏi điều ác.
6_Bộ áo giáp tâm linh và sức mạnh của trí tuệ là cần thiết để hoàn thành những điều phát nguyện từ tâm.
7_Giải phóng khỏi lòng ham muốn và sự gắn bó là điều cần thiết nếu ta không muốn bị trói buộc.
8_Muốn đạt được hai công đức xuất phát từ những động cơ đúng và hành động đúng, hồi hướng cho kẻ khác những kết quả hai công đức đó, cần phải có sự cố gắng liên tục.
9_Tâm trí thấm nhuần lòng từ bi và bác ái, tin tưởng và hành động luôn luôn phải hướng về mục đích phục vụ cho tất cả chúng sinh.
10_Bằng sự nghe, sự hiểu biết và minh triết, ta phải biết rõ bản chất của moị vật để không bị rơi vào sai lầm coi vật chất và các hiện tượng là có thật.
Đây là 10 điều cần phải làm.

Mười nguyên nhân của điều đáng tiếc

Người để tử đi tìm sự giải thoát và toàn giác của trạng thái Phật Đạo, trước hết phải suy ngẫm mười điều sau đây, là nguyên nhân của điều đáng tiếc.
1_Có được một thân người tự do và thông minh là một điều khó. Sẽ là một nguyên nhân đáng tiếc nếu để cho đời tan vỡ một cách vô ích.
2_Có được một thân người trong sạch, tự do, thông minh là một điều khó đạt được, nếu chết như một người không đạo tràn đầy phiền não thế gian là một điều đáng tiếc.
3_Đời người thật là ngắn ngủi và vô định, sẽ là một nguyên nhân đáng tiếc nếu suốt theo đuổi những mục đích và ham muốn phù phiếm.
4_Tâm ta thuộc bản chất của pháp thân, bất sinh, sẽ là điều đáng tiếc nếu để nó rơi vào vùng bùn của các ảo ảnh thế gian.
5_Có minh sư dẫn dắt trên đường đạo, sẽ là một điều đáng tiếc nếu chia ly với người trước khi giác ngộ.
6_Tín ngưỡng tôn giáo và những điều phát nguyện là phương tiện dẫn đến giải thoát, sẽ là điều đáng tiếc nếu để cho những điều ấy bị dập nát bởi sức mạnh không kiềm chế của các đam mê.
7_Sự minh triết hoàn toàn tìm thấy nơi bản thân mình nhờ lòng từ bi của sư phụ, sẽ là điều đáng tiếc nếu đem phân tán nó trong đám rừng của sự phù phiềm.
8_Đem bán giáo lý tố thượng của các bậc Hiền Triếc như một món hàng, sẽ là một điều đáng tiếc.
9_Vì tất cả chùng sinh điều là quyến thuộc của mỗi chúng ta, sẽ là một điều đáng tiếc nếu ghét bỏ họ và phê phán họ.
10_Tuổi thanh xuân là thời kỳ phát triển của thân thể, lời nói và trí tuệ, sẽ là điều đáng tiếc nếu đem phung phí nó trong sự thờ ơ tầm thường.
Đây là 10 nguyên nhân của điều đáng tiếc

Mười thương mẹ


















_Một thương tóc mẹ pha sương
Hai thương vầng tráng hiền hòa nét nhăn
Ba thương tình mẹ nhọc nhằn
Bốn thương công đức mẹ hằn vì con
Năm thương đôi mắc mỏi mòn
Sáu thương trăn trở suốt tròn canh thâu
Bảy thương giọng hát ngọt ngào
Tám thương lời dạy thuở nào khó quên
Chín thương tuổi hạt bấp bênh
Mười thương công đức khó đền mẹ ơi!